Xã Yên Bái mô hình sau 10 năm đổi mới

Yên Bái là một xã nằm cách thị trấn Quán Lào khoảng 12 km về phía Tây, có tổng diện tích đất tự nhiên là 518,35 ha (trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 326 ha) dân số trung bình 3 965 người, người dân Yên Bái chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp

 

Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội:
    Xã Yên Bái duy nhất có một làng tên là Làng Hổ Bái, là một vùng quê có bề dày truyền thống lịch sử yêu nước, nhân dân Yên Bái có tinh thần đoàn kết, cần cù lao động, không cam chịu đói nghèo, luôn cố gắng vươn lên khắc phục mọi khó khăn để xây dựng quê hương giầu mạnh. Làng Hổ Bái vinh dự có một ngôi đền thờ người con thứ 11 của Lạc Long Quân và Đền đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia - Đền Hổ Bái.
 
    Trong 10 năm gần đây thực hiện công cuộc đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo xã Yên Bái đã đạt được nhiều thành tích trên các lĩnh vực kinh tế xó hội, an ninh quốc phòng.
 
Về kinh tế: 
     Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đều đạt trên 10 % (năm 2010 là 15,5%), bình quân GDP đầu người năm 2010 đạt gần 15 triệu đồng ( tăng gấp 3 lần so với năm 2005). Yên Bái là một trong những xã đi đầu trong công cuộc đổi diền dồn thửa đã thực hiện xong CĐRĐ lần 2 năm 2006, bình quân mỗi hộ 1,6 thửa, đây là yếu tố hết sức quan trong để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp phát triển. Đã quy hoạch 3 khu phát triển kinh tế trang trại, gia trại (Tầng hà, nhà mượn Tu Sơn; Đồng chung, đồng Cheo; khu đồng Chon); Tổ chức thực hiện có hiệu quả chương trình cánh đồng 50 triệu/năm; Quy hoạch và tổ chức xây dựng vùng lúa thâm canh, năng xuất, chất lượng, hiệu quả cao trên 200 ha; Nâng giá trị sản xuất bình quân trên một đơn vị diện tích từ 38 triệu đồng/ha năm 2006 lên 78 triệu đồng/ha năm 2010.
 
Về văn hóa xã hội
    Đời sống mọi mặt của nhân dân được nâng lên, toàn xã có 100% số thôn đã hoàn thành việc xây dựng Nhà văn hóa thôn năm 2006; Thực hiện tốt chương trình về dân số, giữ vững và phát huy có hiệu quả danh hiệu xã chuẩn về y tế; Chủ yếu bằng nguồn vốn nội lực đã đầu tư xây dựng mới cơ sở vật chất cho hai nhà trường Mầm non và Tiểu học và nâng cấp, bổ sung XD cho nhà trường THCS, đến nay co 2 cấp trường đã được công nhận trường chuẩn quốc gia mức độ 1; Hệ thống giao thông đường làng ngõ xóm được đầu tư nâng cấp cơ bản đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân; giữ vững danh hiệu Làng Văn Hóa cấp tỉnh...

Những thành tích trên thể hiện sự nỗ lực cố gắng và hướng đi dúng đắn của Đảng bộ và nhân dân Yên Bái, đã góp phần tạo nên những thành tích chung vượt bậc trong 10 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới của huyện Yên Định - xứng đáng với thành tích Huyện Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.

 
Di tích lịch sử
    Đền Hổ Bái được tọa lạc trên đất Trang Chân Bái, phủ Thiệu Thiên (xã Yên Bái , huyện Yên Định ngày nay)Hiệu nước lúc bầy giờ là Văn Lang (Đông giáp Nam hải, Tây tới Ba Thục, Bắc đến Động Đình, Nam tới Hà Tôn và cả nước chia làm 15 bộ), là một trong những di sản quốc gia gắn với truyền thuyết Âu cơ Lạc Long Quân; thờ người con thứ 11 của Long Quân tên húy là Hợp Lang, tước Lạc Hầu (tướng văn). Ông sinh ngày 25 tháng 8; mất ngày 4 tháng 4. Trong khuôn viên Đền gồm một ngôi đền chính và hai giải vũ hai bên.
 

Đến thời hai Bà Trưng tự làm Vua được 3 - 4 năm thì nhà Hán sai Mã Viện và Lưu Long cùng 4 chục vạn quân sang chiếm đánh nước ta. Hai bà Trưng bèn sai sứ thần đến đất Trang Chân Bái ngầm cầu dòng dõi con cháu Vua Hùng linh vương giúp nước và đã đến tại Đền Hổ Bái làm lễ bái yết. Ngay sau đó đưa quân tiến thẳng đến cửa quan Chi Lăng đánh một trận lớn phá tan quân giặc. Trưng Vương thấy Đền Hổ Bái là nơi linh thiêng kỳ lạ và lệnh cho binh lính thủy, bộ cùng nhân dân trở về Đền thiêng Trang Chân Bái làm lễ yết tạ, mở tiệc ăn mừng và hạ lệnh cho tu sửa Đền thờ chính. Ngôi Đền được chính được xây dựng toàn bộ phần gỗ là gỗ Lim với nét kiến trúc văn hóa tinh sảo, độc đáo và phong tăng mỹ tự "Thượng Đẳng Phúc Thần"

 

Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ ngôi Đền là nơi làm việc, lưu giữ quân lương phục vụ cho kháng chiến và sau này là nơi làm việc của Ủy ban hành chính xã Yên Bái và Hợp tác xã nông nghiệp Yên Bái.

Trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử ngôi Đền không còn được nguyên vẹn như xưa nữa chỉ còn lại ngôi đền chính và cổng Tam quan. Đến năm 2007 Đảng bộ và chính quyền địa phương đã kêu gọi nhân dân quyên góp tiền để chống xuống cấp cho ngôi Đền với trị giá gần 200 triệu đồng, tuy nhiên do kinh phí còn hạn hẹp chưa khôi phục tái hiện lại hết được đầy đủ các nét kiến trúc văn hóa nghệ thuật của Đền song góp đã góp phần lưu giữ được một di sản quí báu cho dân tộc, đồng thời là nơi để nhân dân Làng Hổ Bái tụ hợp sinh hoạt văn hóa của cộng đồng và là điểm đến thăm quan của du khách thập phương.

Mô hình sản xuất lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao:

 

 

Thực hiện Nghị quyết số .... của huyện ủy Yên Định về việc tổ chức thực hiện đề án xây dựng cánh đồng thâm canh năng suất chất lượng hiệu quả cao, Đảng bộ, chính quyền địa phương đã phát động nhân dân thực hiện từ năm 2004. Với quan điểm thực hiện có trọng tâm, trọng điểm và lấy giá trị làm mục tiêu chính để đánh giá. Bằng các biện pháp chỉ đạo đồng bộ: UBND xã xây dựng quy hoạch, kế hoạch, thống nhất chỉ đạo tổ chức thực hiện; chi bộ đảng bàn các biện pháp tổ chức lãnh đạo nhân dân thực hiện; Các tổ chức đoàn thể tập hợp đoàn, viên hội viên tích cực hưởng ứng tham gia; Thôn cùng nhân dân bàn bạc thống nhất biện pháp cụ thể để thực thi có hiệu quả; HTX tập trung đáp ứng các yếu tố cần thiết phục vụ cho sản xuất.

Kết quả đến nay đã tổ chức sản xuất được diện tích là gần 125 ha (trên tổng số diện tích quy hoạch trên 200 ha), tiêu biểu là cánh đồng thuộc diện tích của 3 thôn Yên Tu, Yên Sơn, Trường sinh với diện tích 80 ha.

Trong quá trình tổ chức thực hiện Đảng bộ chính quyền địa phương luôn bám sát các mục tiêu, định hướng, chỉ đạo và hướng dẫn của cấp trên, đồng thời đề ra các chính sách khuyến khích kịp thời như là: Thưởng 3 triệu đồng cho đơn vị nào thực hiện đạt 100% chỉ tiêu kế hoạch; Thưởng 1 triệu đồng cho đơn vi nào đưa được giống cây trồng mới từ 2 ha trở lên có giá trị cao hơn 20% so với cây trông thông thường hiện có tại thời điểm; Khuyến khích 10 triệu đồng đối với hộ mua máy gặt đập liên hoàn, 3 triệu động cho hộ mua máy sấy nông sản có công xuất 2 tấn/ca trở lên và nhiều cơ chế khuyến khích đến hộ khác như hỗ trợ lãi xuất tiền giống ở vùng sản xuất thâm canh, hỗ trợ kỷ thuật, thuốc trừ sâu khi cần thiết...

Trong vùng lúa chất lượng hiệu quả cao chủ yếu chúng tôi sản xuất giống Bắc thơm sô 7, Q5 giống, Kim cương giống; Đối với vùng lúa năng xuất cao chủ yếu sử dụng một số giống lúa lai có năng xuất cao như Nưu 69, VL 20...

Kết quả thực hiện qua theo dõi đánh giá hàng năm năng xuất bình quân trong vùng lúa giống, lúa chất lượng cao là 60 tạ/ha; vùng lúa năng xuất cao đật trên 70 tạ/ha; về giá trị theo giá cả thị trường từng vụ, từng năm song luôn cao hơn từ 1,5 - 2 lần so với sản xuất lúa thông thường. Tổng sản lượng hàng hóa trong vùng lúa thâm canh đạt gần 1000 tấn/năm, giá trị hàng hóa ước đạt gần 10 tỉ đồng/năm, trong đó lúa giống được tiêu thụ qua kênh HTX là trên 500 tấn/năm, giá trị trên 4 tỉ đồng/năm. Doanh thu trên một đơn vị diện tích đạt 124 triệu đồng/ha; thu nhập sau khi đã trừ chi phí đầu tư còn 60 triệu đồng/ha.

Phương thức sản xuất của nhân dân đã được thay đổi đáng kể, đã chuyển từ sản xuất tự cung tự cấp, SX theo kinh nghiệm tập quán, lao động thủ công là chính sang sản xuất hàng hóa, áp dụng theo khoa học kỷ thuật, đưa cơ giới hóa vào các khâu làm đất, gieo trồng và thu hoạch nông sản để giải phóng sức lao động. Toàn xã hiện có gần 200 máy cày bừa; 02 máy gặt đập liên hoàn, 02 máy sấy và hàng nghìn máy bơm nước nhỏ di động...

Kết quả đầu tư xây dựng kiên cố hóa mương, đường giao nội đồng:

 

 

Toàn xã Yên Bái có gần 40 km đường giao thông. Trong khoảng thời gian trước năm 2000 một số tuyến đường chính đã được cấp phối hóa song việc đi lại sinh hoạt và sản xuất của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Năm 2006 Đảng bộ xã đã ban hành NQ vận động nhân dân thực hiện bê tông hóa đường giao thông nông thôn, dưới sự chỉ đạo, quản lý, điều hành của chính quyền địa phương tất cả 9/9 thôn trong đã tổ chức vận động nhân dân thực hiện kiên cố hóa đường làng, ngõ xóm.

Với phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra trong 2 năm 2007, 2008 toàn xã đã bê tông hóa hầu hết các tuyến đường liên thôn, liên xã và các trục ngõ xóm với tổng chiều dài là 19 km, giá trị đầu tư là trên 10 tỉ đồng.

Cùng với việc đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn, xã Yên Bái đã tiếp tục đầu tư xây dựng được trên 6 km đường giao thông nội đồng phục vụ sản xuất cho vùng lúa thâm canh, năng xuất, chất lượng, hiệu quả cao với giá trị đầu tư là trên 3 tỉ đồng. Đồng thời đầu tư xây dựng mới 2,6 km kênh mương nội đồng nâng tổng số kênh mương được kiên cố hóa lên 10, 5 km đạt ~ 45 % tổng số kênh mương toàn xã.

Có thể nói hiện nay hệ thống giao thông nông thôn, giao thông trong vùng lúa thâm canh của Yên Bái đã cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương và sản xuất của nhân dân. Đó là kết quả của sự đoàn kết thống nhất của Đảng bộ, chính quyền và sự đồng thuận của nhân dân tạo thành sức mạnh tổng hợp để thực hiện thăng lợi các mục tiêu đã đề ra, từng bước xây dựng quê hương Yên Bái ngày càng giầu đẹp.

Tuy nhiên để tiếp tục thực hiện sự nghiệp xây dựng nông thôn mới Đảng bộ, chính quyền địa phương xác định cần phải khắc phục cho được một số hạn chế tồn tại đó là: Về tư duy kinh tế của cán bộ còn chậm được đổi mới; Việc tổ chức liên kết giữa nhà nước, nhà nông và nhà doanh nghiệp còn yếu, chưa chặt chẽ, chưa thực sự bền vững; Khâu sản xuất, thu hoạch, sau thu hoạch của nông dân vẫn còn nhiều bất cập vì vậy chất lượng nông sản đạt kết quả chưa cao; Việc quy hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội quốc phòng an ninh chưa được đồng bộ và tầm nhìn còn hạn chế.

Với niềm tự hào của người dân huyện Yên Định anh hùng, với truyền thống cần cù, lao động, sáng tạo của Làng Hổ Bái chúng tôi sẽ tiếp tục cố gắng, phấn đấu hơn nữa để hoàn thành mục tiêu CNH,HĐH nông nghiệp, đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới theo lộ trình thời gian và kế hoạch đề ra./.

 
 
 

Lưu Thế Bảy - Chủ tịch UBND xã