UBND huyện- BCĐ Chuyển đổi số tổ chức kiểm tra đánh giá thí điểm mô hình “3 không” trong chuyển đổi số; Mô hình “ Thôn thông minh” tại 2 xã Định Long và Định Hưng.
Chiều 5/10/22023,. UBND huyện- BCĐ chuyển đổi số huyện tổ chức kiểm tra, đánh giá mô hình “ 3 không” trong chuyển đổi số: Mô hình “Thôn thông minh” tại 2 xã Định Long và Định Hưng. Tham gia đoàn kiểm tra có đại diện lãnh đạo và chuyên viên Sở thông tin- truyền thông, lãnh đạo ban tuyên giáo huyện ủy, huyện đoàn; Các thành viên BCĐ chuyển đổi số huyện, lãnh đạo và chuyên viên Phòng Văn hóa thông tin; Lãnh đạo UBND các xã Định Hưng và Định Long, Tổ trưởng tổ công nghệ số cộng đồng của 2 xã nói trên; giám đốc Trung tâm Viễn thông Yên Định, Giám ngân hàng Agribank chi nhánh Yên Định và Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Thanh Hóa.



Tại buổi kiểm tra, đoàn đã đi thăm thực tế thí điểm mô hình “ 3 không” và “ Thôn thông minh” tại xã Định Hưng cho thấy: Sau khi thực hiện mô hình xã đã thành lập các tổ công tác phối hợp với tổ công nghệ số cộng đồng về tận thôn và hộ gia đình để hướng dẫn nhân dân cài đặt tài khoản định danh điện tử. Đến nay toàn xã có 5.628 người có tài khoản định danh điện tử, đạt 80%. Đa số người dân biết sử dụng tài khoản định danh điện tử để truy cập thực hiện dịch vụ công; Tạo lập, cấp chữ ký số điện tử miễn phí cho người dân được hơn 2.778 chữ ký số, đạt 42%. Đặc biệt, 100% cán bộ công chức, viên chức công tác tại xã, người hoạt động không chuyên trách ở xã và các thôn đã mở tài khoản và thực hiện chi trả lương, phụ cấp qua tài khoản. Bên cạnh đó, xã đã phối hợp với các ngân hàng mở tài khoản ngân hàng, tạo mã QR- code được 561 mã thanh toán không dùng tiền mặt tại các chợ của hàng , điểm thanh toán tiền điện… Hiện tại có 3/3 trường học, 100% các công ty, doanh nghiệp, các hộ tiểu thương bán hàng và KDDV trên dịch vụ trên địa bàn xã có mã QR- Code thanh toán không dùng tiền mặt; Hướng dẫn cài đặt tài khoản App dùng chung và ứng dụng bảo vệ người dân trên môi trường mạng chiếm 83%. Qua thực hiện thí điểm mô hình “ 3 không” và “ Thôn thông minh tại xã Định Hưng đã phát huy được giá trị của chuyển đổi số trong các hoạt động tại địa phương. Qua đó, xã đã xây dựng được mố hình “ Ngày thứ 2 không viết, thứ 6 không hẹn”; 100% các thực hiện qua môi trường mạng, tăng cường thủ tục toàn trình và liên thông.



Tại xã Định Long, BCĐ chuyển đổi số của xã đã tập trung chỉ đạo đánh giá thực trạng và tổ chức tập huấn triển khai mô hình để nhân ra diện rộng, huy động sự vào cuộc của các cấp ủy Đảng, MTTTQ và các tổ chức chính trị xã hội, với phương châm đi từng ngõ, gõ từng nhà trong thực hiện mô hình “ 3 không” và đã đạt hiệu quả thiết thực. Từ khi triển khai mô hình toàn xã đã cài đặt và kích hoạt thành công mức độ 2 cho 2.527 người, đã tạo lập tài khoản và nâng tỷ lệ lên 90% dân số được tiếp cận và có tài khoản dịch vụ công; Cài đặt chữ ký số cho 1.086/ 3.281 dân số trong độ tuổi lao động, nâng tổng số lao động trong độ tuổi có chữ ký số đạt tỷ lệ 45,3%. Ngoài ra, chính quyền xã còn phối kết hợp với các hệ thống các ngân hàng hỗ trợ, đồng hành cùng người dân trong tạo lập và mở tài khỏan ngân hàng cho 250 tiểu thương tại chợ Bản và 100% các hộ kinh doanh trên địa bàn xã. Tính đến nay đã có 2.493/ 3.281 người trong độ tuổi lao động có tài khoản thanh toán điện tử, đạt tỷ lệ 76%.
Mô hình “ 3 không” được thực hiện thí điểm tại xã Định Long trong công tác chuyển đổi số bước đầu đã hỗ trợ, phục vụ cho việc phát triển và hình thành xã hội số trên địa bàn xã. Đến nay mạng cáp quang đã được phủ rộng đến 100% hộ dân, các dịch vụ thông tin di động, Internet sẵn sàng cung cấp dịch vụ, tỷ lệ người dân có điện thoại thông minh đạt 97,36%, tỷ lệ người dân dân có tài khoản thanh toán không dùng tiền mặt đạt 76,67%, có trên 80% người dân sử dụng các dịch vụ công trực tuyến và các dịch vụ thiết yếu khác phục vụ đời sống….
Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, đại diện Sở thông tin và truyền thông đã đánh giá cao những kết quả đạt được trong thực hiện thí điểm mô hình “ 3 không” tại 2 xã Định Hưng và Định Long, đã tạo chuyển biến rõ rệt trong lãnh đạo, triển khai đến cán bộ CCVC và làm thay đổi thói quen, phương thức làm việc từ hành chính, giấy tờ sang điều hành, xử lý công việc hoàn toàn trên môi trường điện tử, ứng dụng CNTT phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn, các hồ sơ được tiếp nhận và giải quyết trên hệ thống Cổng dịch vụ công và một cửa điện tử, tiết kiệm được thời gian, kinh phí cho cơ quan nhà nước cấp xã, cấp huyện. Góp phần đẩy mạnh thực hiện mục tiêu xây dựng chính quyền số, xã hội số và công dân số trong những năm tới./.
Thực hiện: PV Thu Hiếu