image banner
Lịch sử Nghè làng Hoạch Thôn, xã Định Tăng, huyện Yên Định

        Làng Hoạch thôn ta, tọa lạc trên nền làng Việt cổ, có cách đây hàng nghìn năm, làng có tên là làng bàn Vọoc thuộc tứ bản bao gồm: “Bản Vọoc , Bản chùa, bản đanh” ngày nay gọi là Hoạch Thôn, Thạch Đài, Bái Trại, Thiết  Đinh, bốn bản này thuộc tổng trịnh xá, phủ Thiệu Thiên, trấn Thanh Hóa giai đoạn Hậu Lê (1428-1527), địa hình  bốn bản được bồi đắp bởi phù xa sông Mã, sông Mạn Định, sông Cầu chày mà thành, nhất là sông Mạn định , mùa mưa lũ, sông Mạn định nhận nguồn nước từ sông Mã Tran vào Yên Thái- Định Hải chảy vào địa phận Định Long- Định Tường rồi vào sông Mạn Định , điểm cuối cùng của sông Mạn Định là Loạn và Đá rùa đồng bia làng ta ngày nay. Trong quá trình ấy sông Mạn định mang phù sa từ sông Mã bồi đắp mội vùng rộng lớn. Hàng mấy trăm năm , sông Mạn định đã bồi đắp dài cho dãi đất bốn làng như nói ở trên , quan biến đổi thăng trầm của địa chất, địa lý của lịch sử, của thời đại, của thời gian, Dòng sông mã được các vương triều cầm quyền lúc bấy giờ trị thủy tốt hơn, đê điều được quan tâm hơn. Đê sông Mã được hình thành, không còn cung cấp nguồn nước cho sông Mạn định nữa, dần dần sông Mạn định không hoạt động , thế là phù xa sông Mạn định được bồi lắng, thành vùng đất đầm lầy và cây dại, nổi lên những gò đất cây dại xanh tươi, thấy vùng đất có thể làm nông nghiệp được, cư dân các nơi kéo về lập ấp thành làng để sinh sống.

Trong quá trình chọn lọc của tự nhiên, của xã hội, trải qua hàng trăm năm thay đổi đến khoảng giữa thế kỷ XII  mới được ốn cố.

    Lúc bấy giờ bốn làng cùng ở trên một dãi đất từ làng Thiết Đinh đến Đá rùa đồng bia làng Hoạch Thôn ngày nay, các thầy dịa lý xưa đã xác định hình thế dãi đất bên dòng sông Mạn định mà cư dân bốn làng bản cư ngụ là thế đất một con rồng nằm, miệng rồng là khu Loạn, Lim giáp đồng bía bây giờ, đang nằm chầu về núi Vạc, nên thế rồng chầu mà mà người xưa lưu truyền là vậy.

Làng bản Vọoc ở trên đầu con rồng

Làng Bản chùa, làng Bản chợ ở trên bụng con rồng

Làng bản Đanh ở trên đuôi con ròng

Nên ngàn năm nay đã chứng minh về địa lý phong thủy là: Cư dân làng (bản Vọoc) Hoạch thôn ở trên đầu con rồng, cuộc sống nhàn nhã thanh lịch nhưng nghèo

Cư dân làng (Bản chùa + Bản chợ) làng Thạch Đài, làng Bái Trại ở trên bụng con con rồng nên kinh tế no đủ, cần cù nên giàu có hơn

Cư dân làng (bản đanh) kinh tế no đủ nhưng có bệnh về mắt vì vùng đất là hậu môn con rồng

    Nói về làng bàn Vọoc, làng Hoạch Thôn đầu rồng chầu núi Vạc, khu đất Bái đa và Đồng Đài ngày nay xưa có hình con Hổ đang nằm ngủ, nên các thầy địa lý xưa xác định làng ta ở vào thế đất Long chầu Hổ phục là như vậy, ở bài viết này tôi muốn nêu một gia đoạn trong chiều dài lịch sử của làng cụ thể là gia đoạn 1995 đến 2021, tôi thiết nghĩ đây là giai đoạn làng ta phát triển rực rỡ nhất trên nhiều phương diện.

    Một phần tư thế kỷ, biết bao biến thiên của thời cuộc làng Hoạch Thôn bao lần tách hợp Hoạch Thôn- Hoạch Thắng, xóm 10, xóm 11 và rồi trở về làng Hoạch Thôn năm 1995 về với làng xưa, làng Hoạch Thôn, chúng ta lại cùng chung cây đa, giếng nước, đình làng, mái đình, giếng nước, cây đa như thuở nào, tình làng nghĩa xóm được gần gũi hơn, sinh hoạt cộng đồng được thân thiết hơn, gia tộc anh em hòa mực hơn, song hơn cả là mái đình, đình mang nhiều kỷ niệm tuổi thơ của nhiều thế hệ, song Đình làng là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng, là trung tâm văn hóa của làng, là nơi hội họp cộng đồng dân cư, là nơi thanh thiếu niên thường vui chơi, ca hát trong hoạt động hội hè bổ ích, trong những đêm hội trăng rằm tháng 8 hằng năm, nơi lưu giữ bao kỷ niệm tuổi thơ của rất nhiều thế hệ , là nơi chúng ta thường đón tết mừng xuân ở nơi này

Hai ngôi đình ngói hãy còn đây

Ngày nay con cháu đông vui thế

Mừng Đảng, mừng xuân giữa đình này

Và rồi đón tết mừng xuân thấy cái gì đó còn thiếu

Biết hỏi ai đây ở chốn này

Hai ngôi Đình cổ hỏi ai xâyMà sao lạnh lẽo đèn nhang khói

Các bậc tiền nhân nay ở đâu?

Thế rồi một câu hỏi đặt ra

Hậu thế sao chẳng biết kêu cầu

Âm dương! nào cách biệt gì đâu?

Giao hòa chỉ bằng đèn nhang ấy

Con cháu  tỏ tường vận trước sau

Cư dân làng (bản đanh) kinh tế no đủ nhưng có bệnh về mắt vì vùng đất là hậu môn con rồng

Nói về làng bàn Vọoc, làng Hoạch Thôn đầu rồng chầu núi Vạc, khu đất Bái đa và Đồng Đài ngày nay xưa có hình con Hổ đang nằm ngủ, nên các thầy địa lý xưa xác định làng ta ở vào thế đất Long chầu Hổ phục là như vậy, ở bài viết này tôi muốn nêu một gia đoạn trong chiều dài lịch sử của làng cụ thể là gia đoạn 1995 đến 2021, tôi thiết nghĩ đây là giai đoạn làng ta phát triển rực rỡ nhất trên nhiều phương diện.

Một phần tư thế kỷ, biết bao biến thiên của thời cuộc làng Hoạch Thôn bao lần tách hợp Hoạch Thôn- Hoạch Thắng, xóm 10, xóm 11 và rồi trở về làng Hoạch Thôn năm 1995 về với làng xưa, làng Hoạch Thôn, chúng ta lại cùng chung cây đa, giếng nước, đình làng, mái đình, giếng nước, cây đa như thuở nào, tình làng nghĩa xóm được gần gũi hơn, sinh hoạt cộng đồng được thân thiết hơn, gia tộc anh em hòa mực hơn, song hơn cả là mái đình, đình mang nhiều kỷ niệm tuổi thơ của nhiều thế hệ, song Đình làng là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng, là trung tâm văn hóa của làng, là nơi hội họp cộng đồng dân cư, là nơi thanh thiếu niên thường vui chơi, ca hát trong hoạt động hội hè bổ ích, trong những đêm hội trăng rằm tháng 8 hằng năm, nơi lưu giữ bao kỷ niệm tuổi thơ của rất nhiều thế hệ , là nơi chúng ta thường đón tết mừng xuân ở nơi này

Hai ngôi đình ngói hãy còn đây

Ngày nay con cháu đông vui thế

Mừng Đảng, mừng xuân giữa đình này

Và rồi đón tết mừng xuân thấy cái gì đó còn thiếu

Biết hỏi ai đây ở chốn này

Hai ngôi Đình cổ hỏi ai xây

Mà sao lạnh lẽo đèn nhang khói

Các bậc tiền nhân nay ở đâu?

Thế rồi một câu hỏi đặt ra

Hậu thế sao chẳng biết kêu cầu

Âm dương! nào cách biệt gì đâu?

Giao hòa chỉ bằng đèn nhang ấy

Con cháu  tỏ tường vận trước sau

    Đó là mùa xuân năm Bính Tý (1996) từ thời điểm ấy đã ấp ủ một ý tưởng mới, chỉ là ý tưởng thôi, ý tưởng tôn lô nhang người khai sinh lập ấp thành làng Hoạch thôn, vậy mà ấp ủ đến tám năm mới trở thành hiện thực. Thực hiện Nghị quyết trung ương 5 khóa VIII “giữ gìn văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy chi bộ Đảng, đứng đầu là bí thư chi bộ Hoàng Văn Hòa , trưởng ban công tác mặt trận thôn, vận động bà con nhân dân trong lảng, tổ chức khai trường làng văn hóa vào tháng 2/2004, phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao phát triển đa dạng và phong  phú, bà con trong làng phấn khới lắm, nhất là đêm văn nghệ chào mừng để mai tổ chức khai trương xây dựng làng văn hóa, các cụ già đầu tóc đã điểm bạc, từ trong các ngõ đi về đình làng khi còn chưa tối, quần áo chỉnh tề có cụ còn chống gậy cùng các trẻ nhỏ quấn quýt đi theo, loa phóng thanh bật lên bản nhạc tưng bùng, khiến làng quê sôi động như ngày hội lớn

Từ thời điểm này, ý tưởng tôn ấp lập thờ thành hoàng làng người đã khai khẩn lập ấp thành làng hôm nay, bằng công tác vận động, mưa dầm thấm lâu, thể theo nguyện vọng và đòi hỏi bức xúc trong đời sống tâm linh của hầu hết bà con trong làng với tình cảm uống nước nhớ nguồn là đạo lý của người Việt Nam trên tinh thần “giữ gìn văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”

Thế là lô nhang hai ông thành hoàng làng được lập nên cùng với sự linh ứng của các ngài, che trở cho dân làng được bình yên, để tỏ lòng tôn kính công lao và âm đức của các ngài, làng dâng hai ông bốn câu chữ

“Vạn cổ Anh linh”

    Trên bức hoành phi tại đền thờ các ngài từ đó đến nay đền thờ thành hoàng làng khởi công xây dựng vào tháng 10 âm lịch năm 2011 trên mảnh đất trung tâm văn hóa làng, thể hiện tâm tư nguyện vọng chính đáng của cả cộng đồng, nhằm gìn giữ di tích và phục vụ sinh hoạt trong đời sống tâm linh , đời sống văn hóa của bà con trong làng qua hai năm, cấp ủy chi bộ đảng, Ban công tác mặt trận thôn, tuyên truyền vận động mọi thành viên trong làng, đóng góp tiền bạc, đóng góp ngày công để rồi hơn 03 tháng thi công, làng đã xây dựng xong đền thờ thành hoàng làng, tôn tạo khu trung tâm văn hóa làng theo tinh thần Nghị quyết của chi bộ đảng mà ….. đền thờ thành hoàng làng là điểm nổi bật, sau hàng trăm năm ngôi đền  được xây dựng khang trang bề thế mà tôn nghiêm , dựng bia công đức ghi nhận những tấm long thơm thảo của các nhà hảo tâm, của con cháu xa quê, của mọi thành viên trong làng với số tiền lên đến gần nữa tỷ đồng, cùng với xây dựng đình chung, ủi sân vận động máy múc, máy ủi, hoạt động suốt ngày đêm, để rồi sau đó làng có sân bóng đá, ao thả cá, vườn cây xanh đầy hứa hẹn, tất cả cho hôm nay và cho nhiều đời con cháu mai sau. Thế rồi vào lễ hội làng 15/2 năm Nhâm Thìn (2012) tổ chức cắt băng khánh thành đưa vào sử dụng, liên hoan tại đình làng lên đến 150 mâm cỗ, làng mổ một con bò hơn 20 triệu đồng, nào mổ lợn, mổ gà cúng tế ngài, mời con em  và khách xa gần về dâng hương dự tiệc thật trang nghiêm mà vui vẻ, tạo nên bầu không khí việc làng vô tiền khoáng hậu. Thế là đã thành lệ làng rồi, nhất là lễ hội làng truyền thống 10/2 âm lịch hàng năm, Dịp tết cổ truyền, cháu con, các gia, các chủ, dòng họ, các bản hội đến để dâng lễ kêu cẩu . Ngài ban cho những điều tốt đẹp trên đường đời, thế rồi ngài tiếp lộc âm, ngài bồi lộc dương, lộc xa đưa tới, lộc gần đưa lại. Vậy lộc âm là gì? Phải chăng là thầy Hoàng Ngọc Khôn theo đạo “Tam tòa thánh mẫu, đạo thánh hiền cứu nhân độ thế” từ những năm cuối thế kỷ trước đến nay. Chẳng phải thầy cũng phát tích từ nghè, nơi phần mộ các ngài đó sao?Là thầy Hồng theo dòng đạo phật, cháu ngoại trong làng xuất gia theo hầu phật tổ, cứu độ chúng sinh cũng phát tích từ phần mộ các ngài là gì? Chỉ ngần ấy thôi cũng đủ để minh chứng là ngài tiếp lộc âm cho làng hậu hỹ lắm rồi. Còn lộc dương ư? Trước hết là cầu Ngài phù hộ cho dân làng mạnh khỏe, mọi sự an lành. Song ngài không có nhiều bạc, nhiều tiền, nhiều quyền để ban cho chúng ta đâu? Ngài chỉ ban cho chúng ta một chút may mắn trên đường đời mà thôi! Còn trên con đường lập nghiệp muốn có nhiều bạc, nhiều tiền, có quyền cao chức trọng trước hết phải ra sức học tập tu dưỡng và rèn luyện, học để làm người, học để có hành trang vào đời. Không thể đốt cháy giai đoạn được. Hoàng đế Lê lợi và đại thần Nguyễn Trãi có được ngai vàng, có được giang sơn xã tắc đã từng nếm mật nằm gai hơn mười năm ròng đó sao? Vì vậy thế hệ trẻ làng ta muốn thành công trên con đường lập nghiệp của mình, phải học, học để có trình độ, tiếp thu trình độ khoa học kỹ thuật , học để có tay nghề giỏi, khi có trình độ khoa học kỹ thuật giỏi, sản xuất kinh doanh phải thật sự hiệu quả- làm gì ở đâu phải có thu nhập  cao. Kể cả làm nông nghiệp – trang trại, kinh doanh, buôn bán, thậm chí mở cả công ty. Tất cả phải khoa học phải hiệu quả thì mới có nhiều tiền, cái đó là tài, là lộc mà chúng ta hằng hướng tới, hằng kêu cầu và tất cả gọi là lộc dương

    Thế hệ trẻ làng Hoạch thôn yêu quí!

    Chúng ta được sinh ra và lớn lên trên nền làng Việt Cổ, có truyền thống văn hóa lâu đời, phát huy truyền thống văn hóa ấy, lòng tự hào về làng xóm quê hương, ngày nay dưới  sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước với nền kinh tế thị trường rộng mở. Đỏi hỏi mỗi chúng ta phải cố gắng vươn lên xây dựng gia đình phồn vinh hạnh phúc, nuôi dạy con cái trưởng thành. Đền đáp công ơn dưỡng dục của đấng sinh thành, báo hiếu ông bà, tổ tiên, đó là thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, đi xa mỗi dịp trở lại quê nhà thắp nén tâm hương lên đức thành hoàng làng, cũng thể hiện sự uống nước nhớ nguồn.

Một sợi tơ không se thành sợi thành chỉ

Một cây xanh không thể tạo thành rừng

Vì vậy mỗi chúng ta “giàu thì một bó, khó thì một nén, người góp của, người góp công”

Xây dựng đền thờ thành hoàng làng vào năm 2011

Xây dựng giếng ngọc của làng vào năm 2019

Là di tích của làng Việt cổ, của làng làng Hoạch Thôn

Dưới thời ông Hoàng Văn Hòa

Bí thư, thôn trưởng làng ta khóa này

Vận động con cháu chung tay

Trùng tu tôn tạo giếng ngay giữa làng

Khuôn viên giếng thật khang trang

Chiều ngang bề dọc đến ngàn mét vuông

Giếng làng quê mẹ hoạch thôn

Biết bao thế hệ lớn lên phải rồi

Ngọt lành giọt nước giếng khơi

Như dòng sữa mẹ “một thời ấu thơ”

Giếng ơi! Có tự bao giờ?

Mà nay con cháu xây bờ giếng trong

Giữ gìn cho đến ngàn năm

Vẫn còn giếng cổ để vần thơ gieo

Làng ta hội đủ ba điều

Cây đa, giếng nước sân đình còn đây

Thiên thời địa lợi cho hay

Cháu con phát đạt gặp may mắn nhiều

Hoạch thôn quê mẹ mến yêu

Xa quê còn nhớ càu kiều lời ru

Thế đấy, thế hệ trẻ trong làng, chung tay góp góp sức với làng làm nên những công trình kỳ vỉ của làng trong thời kỳ hiện đại. Đến nay xây lại nghè làng, cũng là lớp trẻ làng ta , ôi hạnh phúc đến dâng trào, khi cháu con có tấm lòng thơm thảo nghĩ về cội nguồn, nghĩ về quê hương, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn , tri ân đến các bậc tiền nhân.Có công với nước với dân. Ôi! Sao mà hai tiếng nhờ nguồn nó thiêng liêng đến thế, làm cho ai đó còn xa quê mà thổn thức đến nao lòng

Nhạc sỹ Giáp Văn Thạch thổi hồn vào thơ Đỗ Trung Quân có nói rằng:

Quê hương là trùm khế ngọt

Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ

    Mỗi khi ca khúc vang lên, hai từ quê hương ấy! nó ngọt ngào thấm đẫm, sâu lắng mà da diêt biết nhường nào chúng ta tin tưởng, ngay từ bây giờ và năm đến mười năm tới, quê mình đất mẹ Hoạch Thôn sẽ có nhiều doanh nhân, doanh nghiệp thành đạt, cháu con làng Hoạch thôn hãy cố lên. Làm được một cái gì đó, để rồi vào cái tuổi xế bóng chiều tà. Đừng tiếc rằng tuổi xuân đã đi qua một cách phí hoài và vô vị

    Vâng ! xây dựng nơi thờ tự các ông nghè Hoạch Thôn là cái duyên tri ngộ, là khát khao cháy bỏng trong đời, sống tâm linh, là đòi hỏi của lịch sử làng, cần có nơi thờ phụng các ngài, ngang tầm với công lao đức độ mà các ngài đã cồng hiến cho làng, cho quê hương đất nước

Hô quốc Anh linh lẫm liệt  anh uy thùy tự cổ

Phù dân đức hậu phong thuần mĩ tục hiển vu kim

Hai vế đối khắc trên cổng tam quan tứ trụ là thể hiện tấm lòng tri ân của các thế hệ con cháu trong làng đối với các bậc tiền nhân

Thể theo nguyện vọng của bà bà con trong làng, được sự đồng ý của các cấp chính quyền. Dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, chi bộ đảng, làng ta long trọng tổ chức lễ động thổ, lễ khới công xây dựng đền thờ các ông nghè vào ngày mùng 9 tháng 4 năm Tân Sữu tức ngày 20/5/2021, là sự kiện hết sức có ý nghĩa với nhân dân trong làng, một công trình mang tầm thời đại trên phạm vi xã nhà

Hơn 6 tháng thi công, biết bao vất vả, nhọc nhằn mà lòng vẫn cứ thấy vụ, vì ước mơ đã trở thành hiện thưc, khi mà hàng chục ô tô ra vào tấp nập, chuyên chở hàng ngàn tấn vật liệu để xây dựng nghè, hàng ngàn m3 đất đá san lấp, đắp sân, đắp đường, máy múc, máy ủi san lấp suốt ngày. Hàng ngàn ngày công đóng góp của bà con trong làng, là tấm lòng thơm thảo, là tiền bạc, là vật liệu xây dựng của con em trong làng làm ăn xa quê, làm ăn ở nước ngoài, chung tay góp sức, xây dựng ao sen, xây dựng đường vào

Cùng với đó là hàng trăm cây xanh, cây cổ thụ lớn nhỏ, được các gia, các chủ con em trong làng cung tiến, trồng trên khuôn viên của công trình, tạo nên cảnh quan đẹp như khu du lịch tâm linh quốc gia vậy

    Xây dựng nơi thờ tự các ông nghè làng ta trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt của nắng hè oi ả và rả rích của những trận mưa ngâu, song vượt lên tất cả để hoàn tất, đến hôm nay nơi thờ tự các ngài thật khang trang, lộng lẫy, tọa lạc trên mảnh đất ngày xưa, có tả thanh long, Hữu bạch hổ, tiền chu tước, hậu huyền vũ, càng tạo nên vẻ trầm mặc của ngôi đền Công trình được nhào nặn bới bản tay tinh sảo của đội thơ lành nghề giàu kinh nghiệm trong việc xây dựng đền phủ. Khắc họa được nhiều chi tiết dảng vẻ của người xưa nên có thơ rằng:

Hỡi ông thợ trẻ của tôi

Đường bay uốn lượng tinh soi tuyệt với

Rồng vàng thượng đỉnh sánh đôi

Ôm trầu nhật nguyệt giữa trời Hoạch Thôn

Hình ảnh rồng vàng vươn mình vờn bay cùng nhật nguyệt, là sự hưng thịnh của làng, vươn lên, hướng tới những điều tốt đẹp, đồng thời cũng là khao khát chinh phục những giá trị đích của cuộc đời. Chúng ta thấy công trình có kim mà rất cổ, bởi có sự đóng góp vô cùng quan trọng của các nhà thiết kế kiến trúc sư, đội ngũ các nhà khoa học đã giành nhiều tâm huyết với công trình tâm linh này, từ 8 mái nay còn 4 mái, từ cổng tam quan lợp ngói, thay bằng cổng tam quan tứ trụ, thay đổi từ thời đại ngày nay sang thời đại khác chẳng giảm chút nào, song với kinh nghiệm của mình, các nhà kiến trúc đã từng thiết kế nhiều công trình tâm linh mang tầm quốc gia và khu vực, có những công trình lên đến hơn 80ha, từ những kinh nghiệm ấy các nhà khoa học đã miệt mài thiết kế cho làng kết hợp tinh hoa văn hóa của nhiều thời đại, để rồi có được bản thiết kế hoàn hảo, phù hợp với không gian của làng, từ họa tiết hoa văn ấy qua bàn tay tài hoa của người thợ đã tạo nên vẻ đẹp của ngôi đền, qua nét vẻ uyển chuyển của nhà thiết kế mà thành, chính vì thế mà công trình vẫn toát lên vẻ đẹp của riêng mình

Công trình dáng cổ vẫn có kim

Cổ kim, kim cổ thật hữu duyên

Phi cổ thì sao thành kim được

Cổ rồi trong cổ lại có kim

Đền thờ các ông nghè làng, được nhà doanh nghiệp Đức Nam xây lại và trao tặng cho làng, là công trình tâm linh mang tầm thời đại, được biểu hiện như một bông hoa đẹp của làng trong vườn hoa đầy sắc của tạo hóa. Hình ảnh tráng lệ của công trình, hình ảnh nhà Doanh nghiệp “Đức độ chu toàn vẹn chữ tâm” ấy hòa quyện vào nhau, tỏa sáng bên nhau lung linh như viên ngọc hồng giữa trời đất Hoạch Thôn, tạo nên cho làng một bức tranh đẹp, một mốc son chói ngời, tạc vào lịch sử của làng còn vang vọng đến thiên thu. Điều đó càng minh chứng cho đạo lý uống nước nhớ nguồn của hậu thế

Để có nơi thờ tự các ông nghè, các bậc tiền nhân đã chọn mảnh đất này dựng nghè theo thiết thế tam sơn, có thành Long Bạch Hổ, chu tước có trung minh đường và dòng sông uốn lượn từ đồng là về hết đồng bia, trong phong thủy địa lý là dạng “nước lượn quanh chín khúc, hướng nghè  được loại địa hình này là lý tưởng lắm, khí dễ hội tụ mà rất khó lưu tán, xa xa là ba đỉnh núi vục tạo thành hương án từ xã của ngôi nghè. Thế rồi qua thăng trầm của lịch sử, nghè còn lại chỉ là khu đất bao thầu rậm rạp, phần mộ, hương khói trên lô nhang được làng xếp tạm bằng những viên gạch xi măng lợp bằng mấy tấm lợp bờ lô đơn giản, thành ngôi miếu thờ các ngài, để bà con trong làng dâng hương và các ngày kỵ lễ, tính đến nay vừa tròn 60 năm còn gì nữa đâu? Phá đi, lấy đến viên gạch cuối cùng, chỉ còn vài viên đá tảng thấm màu thời gian đang còn đó. Những người biết tường tận về nghè thì đi hết cả rồi, còn vài người ở lại thì đầu óc không còn minh mẫn nữa. Thế hệ  hôm nay biết được nghè làng lúc đó mới chỉ 5, 10 tuổi mà thôi vì vậy chẳng ai nhớ chính xác, hoặc tài liệu chính xác nào? Xác định đứng vị trí phần mộ, nơi thờ tự các ông nghè ở đâu, chỗ nào?thế là nhiều ý kiến trái triều xảy ra

Hỏi ai? Ai hỏi, hỏi đất này

Nghè xưa phế tích hãy còn đây

Đâu là phần mộ, đâu chính tẩm

Hậu thế tranh hùng hỏi ai thay

Thế rồi dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, chi bộ đảng. Đứng đầu là bí thư Hoàng Văn Hòa trưởng ban công tác mặt trận thôn bằng kinh nghiệm của mình đã triệu tập họp chi bộ, họp dân bàn bạc thống nhất từ trong ra ngoài, thống nhất mời thầy địa lý xem xét cho làng, kết luận ở nhiều hội nghị ông phát biểu

Đúng sai các cụ cứ luận bàn

Quan sát trên trời có lai cam

Tử vi- phong thủy thầy chỉ rõ

Vượng phát nay mai đến với làng

    Thế là lễ động thổ- lễ khởi công xây nghè diễn ra đúng ngày giờ hoàng đạo , thật là đại phúc cho làng, thỉnh cầu được nhà phong thủy Phùng Đăng Cảnh Tư là nhà chiêm tinh học, thầy đã khổ công tu luyện, tầm sự học đạo, tinh trường kim cổ đông tây, trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, thầy không quản đường xa, cất công tư đất Hà Thành Thăng Long- Hà nội, mảnh đất ngàn năm văn hiến về đây xem đất cho làng, từ hình hài, thế đất, huyệt đạo của làng, nhất là hình thế đất nghè, sau khi tìm hiểu đủ căn cứ thầy phán rằng

Khởi công xây dựng đền thờ ngài là linh ứng

Vận tiền làng sẽ có lộc ngay

Dân làng thịnh vượng , hưởng phúc lộc ngàn năm nên có thơ răng:

La bàn thầy rà khắp mọi nơi

Tả ảo- sách cổ đúng thật rồi

Một trăm chín tám độ tây đó

Vận tiền phát lộc đến trăm năm

Trong quá trình giao lưu trên bàn tiệc, suy nghĩ hồi lâu thầy nói tiếp: Làng Hoạch Thôn sẽ vượng phát

Thầy chỉ rõ: Phát tài, phát lộc phát doanh nhân

Phát nhà lãnh đạo rất gần dân

Xung quang rất nhiều người mến mộ

Ôi! Vòng quay của con tại sao mà dài đến thế. Sau ¾ thế kỷ tức là 75 năm sau, nay làng ta đã có nhà lãnh đạo, chủ tịch UBND xã Định Tăng, ông Trịnh Dũng Tiến, đại biểu HĐND xã nhiệm kỳ 2021-2026 với số phiếu cao nhất trong làng, thật là linh ứng diệu kỳ, bàn về sức khỏe an khang thọ trường và sự giàu sang của nhân dân trong làng, rất vui vẻ, thưởng thức hết ly trà, trên tay thầy kết luận:

Phương vị, đại biểu của tiên ông

Là sao nam cực chiếu thuận dòng

Thân thể an khang thọ trăm tuổi

Kết hợp muôn đời với địa long

Dừng một lát thầy phân tích, Địa long là huyệt đạo của cả một vùng đất nơi tụ khí thiêng của vùng đất ấy, Thầy chỉ rõ:

Địa long là giếng ngọc của làng

Hài hòa hợp tác được giàu sang

Nước trong lòng giếng dâng ngài lãm

Hậu thế vâng theo chẳng luận bàn

Xin chúc cả làng dồi dào sức khỏa, đoàn kết xung quanh cấp ủy chi bộ đảng, xây dựng làng trở nên giàu đẹp. Làng ta hoạch thôn đã đang và mãi mãi tỏa sáng giữa trời Định Tăng./.

Anh-tin-bai
Anh-tin-bai
Anh-tin-bai
Anh-tin-bai
Anh-tin-bai

                                    (Một số hình ảnh Nghè làng Hoạch Thôn, xã Định Tăng)

Thu Sen
Tin nổi bật
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: UBND Xã Yên Định
Địa chỉ: UBND Xã Yên Định
Email:......
Trưởng Ban biên tập: .....; Chức vụ: .......
Ghi rõ nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Thanh Hóa xã Yên Định hoặc yendinh1.thanhhoa.gov.vn khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này.

Website được thiết kế bởi VNPT